Kiến trúc xưa và nay

Đàn thờ Trời, Bắc Kinh, Trung Quốc

Thiên Đàn hay Đàn thờ Trời là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Tuyên Vũ. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời – nghi lễ quan trọng nhất trong năm.

Điện Kỳ Niên bên trong Thiên Đàn.

Quần thể được xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học.

Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử – con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này được xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa.

Thiên Đàn thường được lấy làm bối cảnh trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc.

Ngày Đông chí hàng năm, hoàng đế và toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn, mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay; tại đó hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cho mùa màng bội thu. Nghi lễ phải được hoàn tất một cách hoàn hảo; người ta tin rằng chỉ một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể là một điềm xấu cho toàn bộ quốc gia trong năm tới.

Bên trong điện thờ.

Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn ở phía đông, Địa Đàn  ở phía bắc, và Nguyệt Đàn ở phía tây.

Theo Tân Hoa Xã, vào đầu năm 2005, Thiên Đàn được trải một cuộc trang hoàng bề mặt với chi phí 47 triệu Nhân dân tệ (5,9 triệu đô la Mỹ) để chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh mùa hè năm 2008. Việc sửa sang này hoàn tất ngày 1/5/2006.

Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Theo Vietkings (tổng hợp) – Theo Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings.org) – Nguồn hình internet