Cửa sổ văn hóa

20 công trình nổi tiếng của thành phố Copenhagen

Copenhagen – Thủ đô Kiến trúc của Thế giới 2023 đã phát triển một cách ngoạn mục, và những công trình cho thấy sự nhanh nhạy và sáng tạo của kiến trúc Copenhagen.

Đối với hầu hết những người đam mê với kiến trúc, khi nhắc đến thành phố Copenhagen sẽ gợi lên những lối đi thân thiện với người đi bộ, những làn đường cấm xe máy, các con kênh với dòng nước mát lạnh, và mọi người dân đều vui vẻ, hạnh phúc. Thủ đô của Đan Mạch có những thành tích đáng tự hào: hơn 60% người dân ở đây di chuyển đến nơi làm việc bằng xe đạp, đây dường như là thành phố đầu tiên tạo nên kế hoạch chiến lược trung hòa lượng Carbon, kết quả đạt được trong năm 2009 là 80% lượng Carbon đã giảm, và nó đã trở thành một trong những trường hợp nghiên cứu dành cho quy hoạch và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh việc này, Copenhagen đã được UNESCO công nhận là Thủ đô Kiến trúc của Thế giới năm 2023, thúc đẩy 1 chuỗi các sự kiện và lễ hội tập trung vào kiến trúc. Với tiền đề đó đã giúp cho vị trí của thành phố như một nơi chứa đựng những điều đổi mới của kiến trúc đương thời và kế hoạch lấy con người làm trung tâm đô thị.

Thành phố của Copenhagen có một vài thứ đã phát triển một cách khác thường. Sau khi trở thành một thành phố công nghiệp hóa cao từ cuối thế kỷ thứ 19, thành phố bắt đầu thông qua khái niệm của người anh về một “Thành phố địa đàng” trong nỗ lực cải thiện điều kiện sinh thái và phân quyền cho những vùng lân cận. Năm 1947, “Kế hoạch năm ngón tay” đã phát triển định hướng sự phát triển của đô thị và mở rộng thêm cho thành phố 5 tuyến đường giao thông chính. Sự chỉ dẫn đã định hướng phát triển kinh tế cơ sở hạ tầng của vài cụm nhỏ hoặc lối sống ở đô thị cùng với những tuyến đường giao thông. Phần lớn các sự thay đổi bắt đầu từ những năm 1960. Người tiên phong là sáng kiến Strøget của Jan Gehl, Copenhagen bắt đầu chuyển đổi khu vực dành cho xe ôtô nặng thành những khu vực thân thiện với người đi bộ. Điều gì đã dõi theo từng giai đoạn phát triển của thành phố với những phúc lợi của người dân được ưu tiên trong khi khuyến khích những kiến trúc sư đổi mới thiết kế lấy con người làm trung tâm.

Những văn phòng đặc trưng nổi bật đều bắt đầu tại Copenhagen, như BIG, Henning Larsen, JAJA Architects, và các công trình quốc tế như OMA và Wilkinson Eyre, danh sách sau đây sẽ trình bày 20 công trình kiến trúc để thể hiện sự sáng tạo và nhạy cảm của kiến trúc Copenhagen.

  1. CopenHill nhà máy năng lượng và trung tâm giải trí | BIG

CopenHill – còn được gọi là Amager Bakke, được xây dựng vào năm 2019 do tập đoàn Bjarke Ingels thiết kế. Công trình rộng 41.000m2 được xây dựng như một nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng mới, có lối mòn đi bộ và tường leo núi. CopenHill đã biến cơ sở hạ tầng của xã hội trở thành một điểm nhấn kiến trúc cho thành phố đồng thời cũng phù hợp với mục tiêu trở thành thành phố trung hòa Carbon vào năm 2025.

Do có vị trị bên cạnh bờ sông Amager, công trình cũng trở thành địa điểm yêu thích cho những người yêu thích môn thể thao mạo hiểm như lướt ván, đua xe go-kart,… Khi đến với CopenHill, du khách sẽ cảm nhận được sự khác biệt so với các ngọn núi ở những quốc gia khác. Đường mòn và lối đi bộ được bao phủ rợp bóng cây xanh; mái nhà xanh rộng 10.000m2, tái tạo cảnh quan đa dạng sinh học và giảm thiểu nước mưa ngập tràn.

  1. Nhà hát Opera Hoàng gia Đan Mạch | Henning Larsen

Nhà hát Opera Hoàng gia ở Đan Mạch do Kiến trúc sư Henning Larsen thiết kế với diện tích 41.000m2 vào năm 2005. Trước sảnh Opera là ban công và cầu thang lơ lửng để khán giả có thể vào trong. Đến với bên trong, sự tương tác giữa sân khấu và người xem được kết nối bởi thiết kế gần gũi của phòng hòa nhạc, sàn gỗ và ban công nối liền như một thể thống nhất, vươn ra tận sân khấu. Opera là một bản dạ khúc, một lời tuyên bố về tình yêu dành cho nghệ thuật và cho Copenhagen.

  1. Superkilen | Topotek 1 + BIG Architects + Superflex

Superkilen – một không gian công cộng là kết quả của sự hợp tác giữa BIG Tập đoàn Bjarke Ingels và Superflex vào năm 2012. Với ý tưởng được tạo nên như một cuộc triển lãm khổng lồ phản ánh sự thật của đô thị, Superkilen gồm những món đồ đến từ 60 quốc gia khác như LA, Trung Quốc, Nga,…

Đây là một cuộc triển lãm về những món đồ vật dụng hằng ngày từ khắp nơi trên thế giới gồm băng ghế, cột đèn, thùng rác và cây cối. SuperKilen là một phiên bản độ thị hiện đại của một thế giới. Superkilen được phân thành ba khu vực màu sắc – xanh, đen và đỏ. Các mảng màu sắc khác nhau kết nối với nhau để tạo thành một môi trường năng động cho những đồ vật hằng ngày. Lối giao thông cũng tốt hơn và rõ ràng hơn so với khu vực lân cận, điểm nhấn là đường kết nối với Mimersgade, nơi mà người dân mong muốn có một lối đi dành cho xe buýt. Mimers Plads là trung tâm của không gian Superkilen. Đây là nơi để người dân địa phương gặp nhau xung quanh đài phun nước Ma-rốc, băng ghế kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, những tán cây hoa anh đào Nhật Bản.

  1. Thư viện Hoàng gia | SHL

The Royal Library

Với diện tích là 21.000m2, thư viện Hoàng gia là sáng tạo của Schmidt Hammer Lassen Architects vào năm 1999. Đây là một trong những địa danh kiến trúc quan trọng nhất trên bờ sông Copenhagen. Được ốp bằng đá granite đen, phần mở rộng của Thư viện Hoàng gia được gọi là “Viên kim cương đen”, với những đường cắt gọn gàng, bề mặt được đánh bóng lấp lánh, Thư viện tựa như viên ngọc kiến trúc của Copenhagen.

  1. Blue Planet | 3XN

Thủy cung Blue Planet do công ty 3XN thiết kế rộng 10.000m2 năm 2013. Là một thủy cung lớn và quan trọng nhất của Châu Âu với vị trí nổi bật ở bờ biển Øresund, cách Quảng trường Tòa thị chính Copenhagen 8km. Lối giao thông thuận lợi khi vài trăm mét xung quan thủy cung là đường cao tốc, Sân bay Copenhagen, Cầu Øresund, tàu điện ngầm.

  1. Cầu Cirkelbroen | Studio Olafur Eliasson

Cầu Cirkelbroen dành cho người đi bộ được thiết kế bởi Studio Olafur Eliasson năm 2015. Chiếc cầu phản ánh cuộc sống hàng ngày và sự khắn khít mà bạn nhìn thấy xung quanh con kênh Christianshavn, những ngôi nhà, con thuyền và cuộc sống độc đáo bên bến cảng. Cây cầu được tạo nên từ những vòng tròn lớn kết hợp với nhau thành một tuyến đường đi bộ – chạy bộ – đạp xe quanh cảng Copenhagen.

  1. 8 House | BIG

8 House là dự án với diện tích 61.000m2 gồm 476 căn hộ, do Tập đoàn Bjarke Ingels sáng tạo, hoàn thành năm 2010. Tòa nhà mang hình dáng một chiếc nơ gồm 3 loại nhà ở khác nhau. Đây là dự án tư nhân lớn nhất từng được thực hiện ở Đan Mạch.

8 House có hai sân được ngăn cách bởi trung tâm chữ thập có các dịch vụ chung rộng 500m2 dành cho tất cả dân cư. Một con đường được trải dài từ mặt phố đến các căn hộ áp mái, cho phép mọi người đạp xe từ mặt đất lên tới tầng trên cùng, di chuyển dọc theo những ngôi nhà phố có vườn, uốn lượn quanh khu đô thị.

  1. Silo | Cobe

Do văn phòng Cobe thiết kế, rộng 10.000m2 và hoàn thành năm 2017. Silo là một phần của quá trình chuyển đổi Nordhavn (cảng Bắc) của Copenhagen. Silo chứa các căn hộ dân cư và có chức năng công cộng.

  1. Công viên và Sân Chơi | JAJA Architects

Một giải pháp thiết kế tương tự CopenHill, JAJA Architects đã biến một cấu trúc bãi đậu xe thành một không gian công cộng sôi động. Tòa nhà có sân chơi đầy đủ tiện nghi trên mái, nơi trẻ em và người lớn có thể tận hưởng không khí tưng bừng. Park ‘n’ Play có sức hấp dẫn giữa các thế hệ, mời mọi người ở mọi lứa tuổi đến sân thượng năng động.

  1. BLOX | OMA | Ellen Van Loon

Dự án BLOX , trụ sở của Trung tâm Kiến trúc Đan Mạch (DAC), có không gian triển lãm, văn phòng và không gian làm việc chung, quán cà phê, hiệu sách, trung tâm thể dục, nhà hàng, 22 căn hộ và bãi đỗ xe công cộng tự động ngầm, nhưng nó không phải là sự pha trộn nhào lộn của các mục đích sử dụng xác định dự án này; thành tựu cuối cùng của nó là ‘khám phá’ trang web của chính nó.

  1. Cầu đi bộ và xe đạp Lille Langebro | Wilkinson Eyre

Lille Langebro là một cây cầu cong ở Copenhagen được thiết kế bởi Wilkinson Eyre. Cây cầu dài 160m kéo qua bến cảng trung tâm và kết nối với khu vực Christianshavn của thủ đô Đan Mạch. Đây là cây cầu dành riêng cho người đi bộ và người đi xe đạp.

Lille Langebro nổi bật với “cấu trúc hình ảnh nhẹ nhàng và thanh mảnh” đồng thời cũng thu hút sự chú ý của RIBA với kỹ thuật quay mở tại vị trí trung tâm cây cầu cho phép tàu thuyền đi qua.

  1. Quảng trường Krøyers | Vilhelm Lauritzen Architects + Cobe

Krøyers Plads là một dự án nhà ở năm tầng có vị trí quan trọng ở trung tâm khu vực bến cảng Copenhagen được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Đan Mạch Vilhelm Lauritzen Architects và COBE. Dự án đoạt giải thưởng và được gắn nhãn Sinh thái Bắc Âu đã được hoàn thành vào tháng 1 năm 2016.

Phát triển dựa trên một loạt các nguyên tắc bền vững, các tòa nhà đáp ứng nhu cầu về môi trường, xã hội, kinh tế và các khía cạnh tập trung vào tài nguyên trong xây dựng. Tất cả các căn hộ ở Krøyers Plads đã được bán trước khi khởi công xây dựng.

  1. Royal Arena | 3XN + HKS

Royal Arena là nhà thi đấu đa năng ở khu vực Nam Orestad của Copenhagen, Đan Mạch. Nhà thi đấu được khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 6 năm 2013 và được khánh thành vào tháng 2 vào 2017. Nhà thi đấu có sức chứa 13.000 người cho các sự kiện thể thao và lên đến 16.000 người (cả chỗ ngồi và chỗ đứng) cho các buổi hòa nhạc.

  1. Cảng bồn Copenhagen | BIG + JDS

Harbour Bath là một không gian đô thị dễ tiếp cận, tạo thành trung tâm văn hóa và xã hội của Copenhagen. Biến một cảng công nghiệp thành một quảng trường thành phố, hồ bơi công cộng gợi lên một phong cách bãi biển tự do, phục vụ như một phần mở rộng của một công viên và bến cảng gần đó. Dự án nhằm mục đích giải trí, tập thể dục và giao lưu, cung cấp cho mọi người một địa điểm để bơi lội, tắm nắng hoặc thưởng ngoạn quang cảnh thành phố.

  1. Thư viện Tingbjerg và Nhà Văn hóa | Cobe

Khu vực Tingbjerg, Copenhagen (Đan Mạch), là nơi có ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, phong phú, nhưng thời gian gần đây nó đã bị gạt ra bên lề và là nơi có tỷ lệ tội phạm cao. Nhà văn hoá, thư viện và trung tâm cộng đồng rộng 1.500m2 của COBE là phần mở rộng của Trường Tingbjerg. Ở đây có các phòng họp, một quầy cà phê và khu xưởng với các thiết bị cắt gọt bằng laser.

  1. Quảng trường Plads Israels | Cobe + Sweco Architects

Quảng trường Israel là một quảng trường công cộng lớn ở trung tâm Copenhagen, Đan Mạch. Thế kỷ 19, Quảng trường Israel-Israels Plads, từng là một pháo đài cổ. Khi thành phố dần dần mở rộng, quảng trường đã trở thành một khu chợ sôi động. Những năm 1950, quảng trường biến thành một bãi đậu xe. Ngày 11 tháng 10 năm 1968, kỷ niệm 25 năm cuộc bức hại người Do Thái ở Đan Mạch của Đức quốc xã, chợ rau Grønttorvet được đổi tên thành Quảng trường Israel.

  1. Ký túc xá Tietgen | Lundgaard & Tranberg Architects

Lấy cảm hứng từ ngôi nhà truyền thống ở làng Tulou phía đông nam Trung Quốc, từ ý tưởng bố cục hình tròn đến phong cách sinh hoạt của người dân trong làng. Qua đó cho phép công trình đạt được một trong những mục tiêu thiết kế chính là tạo nên được sự kết hợp hài hòa giữa tính riêng tư của các cá nhân trong từng căn hộ và tính tập thể của cộng đồng sinh viên trong toàn ngôi nhà.

  1. Bicycle Snake | DISSING + WEITLING Architecture

Với khả năng thích ứng đô thị thông minh, dòng chảy hài hòa và cấu trúc trang nhã, Bicycle Snake đã trở thành biểu tượng cho vị thế thành phố xe đạp hàng đầu thế giới của Copenhagen và là biểu tượng cho phẩm chất đô thị của thành phố.

Cây cầu là một sự thúc đẩy cho khu vực xung quanh Trung tâm mua sắm Fisketorvet ở Copenhagen. Ngay từ đầu, chúng tôi đã nhìn thấy tiềm năng khiến cây cầu mới dành cho xe đạp trở nên thú vị khi đi trên đó, với độ dốc nhẹ nhàng hơn và độ cong tốt hơn, khiến nó trở thành một yếu tố có thể kéo một khu vực có vô số tòa nhà rời rạc lại với nhau.

  1. Tháp Maersk | C.F.Møller Architects

Tháp Maersk là một phần mở rộng của Panum, Khoa Y tế và Khoa học Y tế của Đại học Copenhagen, có 42.700m2 cơ sở nghiên cứu và giảng dạy.

Mặt tiền bao gồm các cửa chớp phủ đồng cao đến từng tầng, có chức năng như những tấm chắn nắng có thể di chuyển được. Chúng mang lại cho mặt tiền cảm giác mạnh mẽ nhưng vô cùng tinh tế cho công trình.

  1. Nhà thờ Grundtvig | Peder Vilhelm Jensen-Klint 

Thiết kế của Jensen-Klint cho Nhà thờ Grundtvig là sự tổng hòa của các phong cách kiến ​​trúc. Để chuẩn bị cho dự án, kiến ​​trúc sư đã nghiên cứu nhiều nhà thờ làng ở Đan Mạch, đặc biệt là những nhà thờ trên đảo Zealand có đầu hồi bậc thang. Kỹ thuật xây dựng, vật liệu và trang trí truyền thống của họ đã truyền cảm hứng cho thiết kế của ông. Klint đã hợp nhất các dạng hình học hiện đại của Chủ nghĩa Biểu hiện Gạch với chiều dọc cổ điển của Kiến trúc Gothic.

Nguồn: Archdaily